Kinh dịch: Vén bức màn bí mật Dịch học 2

26/5/130 nhận xét

Hậu Thiên Bát Quái[Nhà Phong thuỷ] Như bài trước đã trình bày, chúng ta biết rằng Bát quái là một loại mô hình vũ trụ, có sẵn công năng dự báo tương lai của vũ trụ và vận mệnh của con người. Dự báo như thế nào? Đương nhiên kinh điển nhất chính là có thể xem bói thông qua cỏ thi hoặc đồng tiền. Đây là xem bói đối với một sự kiện cụ thể, xem một quẻ tượng cụ thể để dự đoán cát hung.

Còn nếu phải nghiên cứu một quy luật sự kiện lớn, ví dụ quy luật diễn hóa và thay đổi của xã hội nhân loại, thì nhất định phải biết thứ tự sắp xếp giữa các quái {quẻ} với nhau; đây chính là vấn đề Bát quái phương vị cần phải giải quyết, cũng chính là thứ tự sắp xếp của Bát quái.

Tiên Thiên Bát Quái

Trước tiên chúng ta phải xem hình dạng Tiên thiên Bát quái phương vị (Hình 1 và Hình 2) cùng những ngụ ý trong đó.
Tiên Thiên Bát Quái 1
Hình 1: Tiên thiên Bát quái phương vị đồ của Phục Hy

Trên đây là đồ hình “Thiên thiên Bát quái phương vị”. Theo truyền thuyết, thủy tổ văn hóa Trung Hoa là Phục Hy đã ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất mà sáng tạo ra phương vị Bát quái này. Tất nhiên, đây là cách nói về nguồn gốc của Bát quái trong xã hội nhân loại. Kỳ thực Bát quái có khởi nguyên cao hơn, vượt ra khỏi nhân loại. Như vậy ý nghĩa của nghiên cứu Bát quái phương vị là gì? Vì sao chúng ta phải nghiên cứu Bát quái phương vị?

Mấy nghìn năm qua, tất cả mệnh lý thuật số trong «Chu dịch» đều là căn cứ vào thứ tự “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương mà thành lập. Nhưng “Hậu thiên Bát quái phương vị” là Chu Văn Vương căn cứ quan sát của mình đối với biến hóa thiên tượng hậu thiên để đưa ra. Do đó đây là Dịch học hậu thiên của Chu Văn Vương, còn gọi là «Chu dịch». Kỳ thực Dịch học không phải chỉ có «Chu dịch», ví dụ Dịch học trước Văn Vương còn có «Thương dịch» (Dịch học nhà Thương), «Hạ dịch» (Dịch học nhà Hạ), v.v. «Hạ dịch» lại có «Liên Sơn dịch»; «Thương dịch» lại có «Quy tàng dịch», v.v. Chiểu theo tập quán đặt tên, Dịch học Tây Hán được gọi là «Hán thượng dịch» (Tây Hán, Đông Hán còn được gọi là Hán thượng, Hán hạ); Tuy nhiên, về bản chất mà nói, các phiên bản Dịch học từ «Chu dịch» trở đi là không có khác biệt về bản chất với «Chu dịch», đều là căn cứ vào trình tự sắp xếp “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, chỉ là thêm giải thích của người đời sau vào đó, ví dụ phiên bản «Chu dịch» hiện đại kèm theo giải thích của Thiệu Ung Thiệu Tử thời Bắc Tống.

Trước tiên chúng ta xem sự phân biệt các quẻ tượng của “Tiên thiên Bát quái” có ý nghĩa gì. “Tiên thiên Bát quái” phân biệt là 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷). Trình tự sắp xếp này dường như có chút kỳ quái, bởi vì nếu theo chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài, hoặc nếu ngược chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Khôn, Cấn, Khảm, Tốn. Vậy thì tại sao tôi lại nói trình tự sắp xếp là như vậy? Đây gọi là “Thái Cực tuần hoàn”, chứ không phải “viên chu tuần hoàn” (tuần hoàn theo chu vi hình tròn) như chúng ta vẫn biết. 

Điều này chúng ta sẽ phải nói đến ở dưới đây. Như vậy 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷). phân biệt đại biểu ý nghĩa gì? Nói tới đây, một số độc giả có thể phải kiên trì một chút, bởi vì phương thức trình bày của tôi ở đây là để những độc giả nào chưa có căn bản về «Chu dịch» vẫn có thể hiểu được, do đó tri thức cơ sở có thể phải nói tường tận một chút.

Ý Nghĩa của Tiên Thiên Bát Quái

Bởi vì, “Tiên thiên Bát quái” đối ứng với thiên tượng của vũ trụ, nên hàm nghĩa “Tiên thiên Bát quái” cũng đối ứng với một số yếu tố trong giới tự nhiên, phân biệt là: 1 Càn (☰) đại biểu Thiên {trời}, 2 Đoài (☱) đại biểu Trạch {đầm}, 3 Ly (☲) đại biểu Hỏa {lửa} (tác giả ghi chú: Hỏa có thể đại biểu ‘điện’, trong “Vị lai Bát quái phương vị” chúng ta sẽ phải sử dụng hàm nghĩa này), 4 Chấn (☳) đại biểu Lôi {sấm}, 5 Tốn (☴) đại biểu Phong {gió},  6 Khảm (☵) đại biểu Thủy {nước}, 7 Cấn (☶) đại biểu Sơn {núi}, 8 Khôn (☷) đại biểu Địa {đất}, tham khảo Hình 2.

Tiên Thiên Bát Quái 2
Hình 2: Biểu ý của Tiên thiên Bát quái

Như vậy, đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” có ý nghĩa gì? Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Bát quái” là Dịch lý trước thời Văn Vương, là do Phục Hy sáng lập, đối ứng với thiên tượng vũ trụ trước thời Văn Vương. Như vậy thiên tượng vũ trụ thời ấy có đặc trưng gì? Chúng ta có thể từ đồ tượng “Tiên thiên Bát quái phương vị” để rút ra một số cái, bởi vì “Tiên thiên Bát quái phương vị” và thiên tượng vũ trụ thời bấy giờ là đối ứng.

“Tiên thiên Bát quái phương vị” có thể phản ánh tầng không gian vũ trụ ở gần nhân loại, cũng chính là tầng vũ trụ mà nhân loại sinh tồn, trong đó vạn vật tự nhiên đều được sinh ra thành đôi, tồn tại đối lập nhau, ví dụ Thiên đối Địa "Càn (☰) đối Khôn (☷) ", Hỏa đối Thủy "Ly (☲) đối Khảm (☵)" , Phong đối Lôi "Tốn (☴) đối Chấn (☳)",  Sơn đối Trạch "Cấn (☶) đối Đoài (☱)",  mời xem Hình 2. Loại tồn tại đối lập này cũng chính là đặc tính vũ trụ thời ấy, rất nhấn mạnh tính đối lập của vạn vật, chính vì vậy có Phật thì có ma, có người thì có quỷ. Vì vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” phản ánh một loại thế giới với Âm-Dương đối lập, cũng là phản ánh Lý tương sinh-tương khắc sản sinh từ một tầng thứ nhất định trong vũ trụ Do đó “Tiên thiên Bát quái phương vị” trên thực tế là mô tả vũ trụ nguyên thủy đã đi đến một loại trạng thái đối lập.

Tiên Thiên Bát Quái: Âm - Dương - Thái Cực

Như vậy chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” còn có thể nhìn ra được gì nữa? Chính là phương thức định nghĩa về Âm-Dương trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bái quái mỗi một nét gạch được gọi là ‘hào’. Hào có thể phân Âm-Dương. Dương là một gạch liền, Âm là một gạch đứt. Đây là phân biệt Âm-Dương trong hào. Vậy thì làm sao để phân biệt Âm-Dương trong một quẻ? Định nghĩa về Âm-Dương của quẻ tượng trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị” là khác nhau, đây là chỗ mấu chốt để hiểu được Lý chuyển từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”. 

Chúng ta biết rằng, trong Bát quái, ngoại trừ khái niệm về hào ra, còn có khái niệm về ‘vị’, cũng chính là điều gọi là ‘sơ vị’ (vị trí của hào ở dưới cùng), ‘trung vị’ và ‘thượng vị’ (trong 64 quẻ của «Chu dịch», vị trí hào ở dưới cùng nhất là sơ vị). Trong phân tích lý tính của Tây phương không hề có khái niệm “vị”, do đó “vị” là khái niệm đặc trưng của văn hóa phương Đông. “Tư tưởng trung dung” của Nho gia và cách nói “Cửu ngũ chi tôn” của văn hóa truyền thống cũng đều từ đây mà ra.

Trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” thì Âm-Dương của hào ở vị trí sơ hào xác định Âm-Dương của quẻ tượng. Ví dụ vị trí sơ hào của 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳) đều là hào Dương, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Dương; cũng như vậy vị trí sơ hào của 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷) đều là hào Âm, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Âm. Chiểu theo cách phân định quẻ Âm-Dương này, chúng ta đưa Thái Cực vào đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” và được Hình 3; đây chính là quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực.
Tiên Thiên Bát Quái 3
Hình 3: Quan hệ giữa Tiên thiên Bát quái và Thái Cực

Như vậy từ Hình 3, chúng ta có thể có được thông tin gì? Chính là nói rằng thuộc tính Âm-Dương của bất kể sinh mệnh nào cũng đều là do thuộc tính Âm-Dương tại vị trí sơ sinh quyết định, cũng là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định Âm-Dương tiên thiên. Bởi vì trong quá trình luân hồi, thuộc tính nam-nữ Âm-Dương của sinh mệnh không ngừng biến hóa; thế nhưng thuộc tính Âm-Dương của sinh mệnh chân chính là do Âm-Dương tiên thiên quyết định, cũng chính là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định. 

Chúng ta biết rằng, ba hào vị của Bát quái là thượng vị, sơ vị và trung vị thay nhau đại biểu cho tam tài là Thiên, Địa, nhân, hơn nữa nhân ở trung vị, do đó phải thủ trung, cần trung dung. Trong 64 quẻ, ba hào trên được gọi là ‘thượng quái’, trong đó hào số năm xác định trung vị của thượng quái, đại biểu người, thuộc bề trên, là vị trí Đế vương, thời xưa gọi là ‘Cửu ngũ chi tôn’, đại biểu vị trí Đế vương. Còn ba hào dưới trong 64 quẻ được gọi là ‘hạ quái’, trong đó hào số hai làm trung vị, là nhân vị của hạ quái. Do đó nhân vị của hạ quái là người dưới, gọi là ngôi của bề tôi, thuộc vị trí ‘Cửu nhị thủ trung’. Hào thứ ba, hào thứ tư đều thuộc vào vị trí tiến thoái lưỡng nan, tựa như bước trên băng mỏng, lên không được xuống cũng không xong. Còn sơ hào, hào đầu tiên của phần dưới thường là cảnh tượng vạn vật sơ sinh, quyết định Âm-Dương của sơ sinh, thuộc năng lượng vô cùng yếu kém, thuộc điều gọi là trạng thái “tiềm long vật dụng” {rồng ẩn chớ dùng}. Còn hào thứ sáu ở trên đỉnh đầu thường thuộc vị trí vượt quá ‘trung dung trung chính’, thuộc về trạng thái “kháng long hữu hối” {rồng cao ngạo thì phải hối hận}.

Trong giới chuyên môn giảng rằng sinh mệnh con người nguyên thuỷ là đến từ không gian vũ trụ, do đó thuộc tính sinh mệnh chân chính của con người là linh hồn chứ không phải là thân thể. Nhưng giới tính của linh hồn và thân thể không nhất định là giống nhau, đặc biệt đến thời đại ‘Âm dương phản bối’ (thời đại “Hậu thiên Bát quái”) thì lại càng như vậy. Hiển nhiên, chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái” có thể thấy được Lý này, Âm-Dương của Bát quái là do Âm-Dương của sơ vị (hào vị thứ nhất) quyết định.

Tiếp theo, chúng ta lại xem quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực. Chúng ta phát hiện thấy Thái Cực này là một dạng hình tượng ‘trái Dương phải Âm’, cũng chính là điều gọi là ‘nam tả nữ hữu’. Loại Thái Cực ‘nam tả nữ hữu’ này đã thuyết minh một vấn đề gì? Chúng ta biết rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. ‘Trái Dương phải Âm’ đại biểu Âm-Dương không thể tương giao. Không thể tương giao chính là không có cơ chế “tương sinh”. (chỉ có cơ chế đối lập, tương khắc). Âm dương giao thoa mới sinh ra vạn vật. còn trái dương, phải âm đối nhau từng cặp như vậy thì không thể tương sinh được, còn chưa có tư tưởng và văn hóa. Ý nghĩa căn bản của “Tiên thiên Bát quái phương vị” chính là đại biểu cho đặc tính của “vũ trụ đầu tiên”.

Tiểu Nham
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Chuyên gia phong thủy

Xem thêm »

Phong thủy gia đình

Xem thêm »

Vận Mệnh

Xem thêm »

Học Phong Thủy

Xem thêm »
 
TOP